Huy Chương : Điểm Danh Vọng : 175 Số bài viết : 55 Tiền MTS : 469 Được thanks : 3 Tuổi : 28 Đang sống tại : tân tây
Tiêu đề: Nét đẹp & xuất xứ cũa những chiếc áo dài VN Fri Jan 15, 2010 1:48 am
Tôi biết chắc rằng tôi đã thật sự không biết gì nhiều về chiếc áo dài của quê hương tôi cho lắm !
Dù rằng , nơi đây không được như bên nhà , tôi vẫn thỉnh thoảng thấy một vài tà áo dài nơi các hàng quán Việt Nam , chùa chiền trong các ngày lễ cổ truyền dân tộc . Và hình ảnh những chiếc áo dài đó trong tôi, mãi mãi vẫn chỉ là chiếc áo dài …bình thường nhất, dù rằng tôi yêu thích nó, với một kỷ niệm xa xưa , nhưng tôi chưa hề có ý nghỉ phải quan tâm hay tìm hiểu cội nguồn một trang phục , mà ngày nay hầu như khắp mọi nơi trên thế giới,đa phần mọi người đều biết đến .
Nhưng vào một dịp tình cờ nơi tôi làm việc, khi chúng tôi ngồi bàn nhau về những ngày nghỉ lễ sắp đến sẽ làm gì , bất ngờ có tiếng trầm trồ về những tờ lịch tôi treo, những chiếc áo dài lồng trong những thắng cảnh Việt Nam … Đó là những nhận xét của những người bạn đồng nghiệp ngoại quốc , họ thấy trang phục áo dài Việt Nam trong hình ảnh đầy màu sắc tươi vui và có thiện cảm về những tà áo đó… đến hết giờ làm việc !
Họ đưa ra những nhận xét , phê bình và tán thưỡng … , tôi chỉ nghe và cười tủm tỉm , nhưng thật sự tôi hổ thẹn quá chừng … , tôi sinh ra và lớn lên từ xứ sở nguồn gốc của trang phục đó , nhưng tôi không có được những nhận định như thế …
Có lẽ , họ có lối nhận xét tinh tế về trang phục hay họ là …những người bạn lịch sự nhất của tôi .
Dù là kém cỏi thế nào đi chăng nửa ,nhưng tôi cũng xin cố gắng tìm hiểu chiếc áo dài Việt Nam được phần nào hay phần đó trong khả năng giới hạn của tôi vậy !
…
Tôi không biết bắt đầu thế nào đây, ở một nơi mà giờ đây xa lắm lắm ,nhớ lại một cổng trường quen thuộc hôm nào , vào giờ tan giờ học …
Hình ảnh đầu tiên mà tôi thấy được không phải là cổng trường cổ kính trang nghiêm , mà là … một trong hàng ngàn tà áo trắng phất phơ dưới mái hiên trường , hàng phượng vĩ bên đường đong đưa cành lá, e ấp những bóng dáng hồn nhiên, trắng bay muôn phía ; tôi đứng đó làm người …tuổi dương cưu , ngây ngất màu áo trắng học trò,như vạt nắng thủy tinh dõi bóng nàng phượng vĩ …
Chịu ! tôi đứng đó ( chã giống con giáp nào ) nhìn áo trắng khuất dần trong đáy mắt ,ngẩn ngơ những con đường chợt biến thành xa lạ …, có lẽ người mà tôi cám ơn phải là chàng thi sĩ Đổ Trung Quân đã viết ra những dòng chữ mà tôi không bao giờ viết nổi … ( và tôi cũng mê thơ từ đó ! )
…ngày khai trường áo lụa gió thu bay chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám… nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa !
Mà đến bây giờ , lẩn thẩn nghỉ lại tôi lại …tủm tỉm cười, ngố chi lạ !
…là áo người trắng cả giấc ngủ mê là bài thơ cứ hoài hoài trong cặp…
Lịch Sử của chiếc áo dài Việt Nam !
Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thĩ ra đời từ khi nào , thời nào và hình dáng cấu trúc ra sao vì những tài liệu ghi lại không có bao nhiêu ( chắc là có mà …tôi chưa đọc đến ! ) và quá sơ lược khái quát qua từng giai đoạn lịch sử văn hoá Việt Nam ,tự ngàn xưa trong nếp sống hàng ngày của làng quê hay vương giả , tạo hình cho chiếc áo dài ngày nay .
Dựa vào những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ và Hoàng Hạ, cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy, hình phụ nữ mặc váy với hai tà xẻ , tạm gọi đó là tiền thân tượng hình cho chiếc áo dài ngày nay .
Học giả Đào Duy Anh, trong quyển Việt Nam Văn Hóa Sử, trang 172, chép, "Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài gài áo về bên tả (tả nhiệm)". Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời sách đó chép thì ta có thể suy luận rằng trước thời Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải".
** Nếu thế , thì dân Việt bắt chước dân Tàu cài khuy bên phải ?
Tôi … mạn phép nghỉ rằng , có lẽ cài khuy bên phải thuận tiện cho cơ thể hơn trong lúc hoạt động - hệ tuần hoàn ! , nếu sự biến đổi thích nghi môi trường hay hoàn cảnh là điều quan trọng trong sự biến thái sinh tồn trong thiên nhiên của muôn loài ( Darwin’s )được chấp nhận ,thì việc cài khuy áo từ trái sang phải cũng chỉ là sự thích ứng tự nhiên của cơ thể tạo thành khiến người mặc áo cảm thấy thoải mái mà tự thay đổi, chứ Nhâm Diên có nhiều thì giờ soi mói tận tuỵ… tới hàng cúc áo đến thế hay sao ? (…)
Chúng ta có thể làm một sự thử nghiệm qua sự tự nhiên cảm nhận của các em bé !
Thử cho các em mặc 2 chiếc áo dài giống y nhau nhưng có hàng cúc áo khác biệt ( trái và phải ) , rồi cho các em có sự chọn lựa giữa hai loại áo đó xem sao ?
Nếu các em có ý tưởng lựa chọn khác biệt …thì chắc hẳn là Tàu chả liên quan gì đến hàng cúc áo bên phải của chiếc áo Việt Nam …
(Chỉ là một ý nghỉ nghi ngờ về đoạn sử ghi trên của bác Đào Duy Anh … ! )
Tính về niên biểu, chiếc trống đồng Ngọc Lũ cùng thời với Hai Bà Trưng; hình ảnh Hai Bà đã mặc một thứ trang phục tựa như trang phục được khắc trên mặt trống đồng, áo váy với hai tà giáp vàng mà cưỡi voi xông pha ra chiến trận chống lại quân Đông Ngô . Một số tài liệu cho rằng phụ nữ Việt Nam sau này, để tôn kính Hai Bà, đã không mặc áo hai tà nữa mà thay bằng áo Giao Lãnh hay Tế Thôn , là tiền thân của chiếc áo Tứ Thân .
Ngày nay , dựa vào các di vật đào được ở Đông Sơn , Đào Thịnh có hình ảnh phụ nữ mặc yếm trong áo , áo cánh xẻ ngực ngoài , mặc váy kín. Nhiều trống đồng cổ xưa ( Heger 1) có chạm khắc hình phụ nữ mặc váy xoè , có 2 vạt trước và sau .
Ngoài ra , những chiếc dao ngắn đào được ở làng Vạc , cán dao có khắc hình phụ nữ mặc váy hẹp và dài tới gót chân , còn đàn ông thì đóng khố . Hình phụ nữ đều mặc một kiểu áo bó sát lấy thân , tóc được bện lại rồi quấn quanh đầu . Thêm vào , trên những cán dao tìm thấy ở Núi Nưa cho thấy phụ nữ mặc áo cài khuy từ cổ tới thắt lưng , váy hẹp và dài , có hoa văn theo các nhóm vạch song song với những chấm nhỏ . Ngang bụng , thắt một cái lưng to bản , thả dài xuống tận gấu váy , cả trước và sau …và đội khăn thành hình chóp phiá trước trang trí hoa văn với những chấm nhỏ .
Hơn nửa , các di vật đào được ở Trảng Kênh ( Hải Phòng ) , Đào Thịnh ( Yên Bái ) , Thiệu Dương ( Thanh Hoá ) , phụ nữ tết hoặc buộc tóc thành một đuôi nho nhỏ , thả dài sau lưng , có một vành khăn nhỏ chít giữa trán và chân tóc …
Những phát hiện gần đây của ngành khảo cổ đã chứng minh khá rõ ràng với những di tích cách đây trên cả 3000 ngàn năm , phụ nữ Lạc Việt đã biết trang điểm . Ở Đông Sơn tìm được những vòng ống ( gọi là vòng ống Đông Sơn ) có gắn nhạc cụ , tựa như dùng cho nữ nhạc .
Thời Văn Lang , trong cổ sử có ghi , trang phục của phụ nữ ngoài thường phục , còn có những chiếc áo xoè , làm bằng lông vũ hoặc bằng lá cây ken kết lại trên những chiếc mũ cũng làm bằng lông vũ cắm cao , đầu và phía trước cài thêm bông lau …
Từ các di tích khảo cố, chúng ta có thể cảm nhận rằng , người phụ nữ Việt Nam thời thượng cổ qua y phục từ váy đến áo và cách trang sức là hình ảnh tha thước và dịu dàng . Theo thời gian từ ngàn xưa cho đến đầu thế kỷ thứ 20 ( 1900 ‘s ) ,trang phục áo dài Việt Nam đã tuần tự thay đổi biến dạng từ hai vạt áo đơn sơ thành áo giao lãnh, rồi hình thành chiếc áo tứ thân đến ngũ thân…và cuối cùng là chiếc áo dài ngày nay . Và mãi cho đến đầu thế kỷ 20 ( 1900’s ) , trang phục phụ nữ Việt Nam được học giả Phan Kế Bính miêu tả như sau :
“ Đàn bà vấn khăn thâm , hoặc lượt hoặc nhiễu , hay vải nâu , giời rét thì bịt thêm cái khăn vuông bằng vải nâu , hoặc bằng xuyên thâm .
Ở Trung và Nam phần , thì đàn bà bới tóc bịt khăn vuông , chớ không vấn khăn như người miền Bắc .
Yếm cổ xây hay viền , dùng màu trắng nhiều hơn cả . Người Nam không mặc yếm , có áo nịt lót thôi .Áo cũng dùng màu thâm , hoặc màu nâu , duy người ăn chơi hoặc con hát mới mặc các màu xanh đỏ . Quần phần nhiều mặc vải sồi , lĩnh thâm , đôi khi cũng có người mặc quần nhiễu đỏ . Ở Trung và Nam phần thì người phong lưu mặc nhiễu trắng , quần vải xanh và cài khuy chớ không thắt lưng nhưng người miền Bắc .
…
Áo Giao lãnh ( Tế thôn )
Tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu thả đong đưa. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. ( rất tiếc ! ngày nay chiếc áo giao lãnh có thể nhìn qua tà áo tứ thân , 2 vạt trước thả lỏng …, đã biến mất trong xã hội làng xưa từ nẫm nào … )
Áo Tứ Thân
Cổ nhân Việt xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh dần dần được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái – hai vạt sau được may vào nhau , đường chỉ chạy dài theo cột sống lưng , nhưng hai vạt trước thì trước mặt rời nhau nhưng bên hông được nối vào nhau của 2 vạt sau, được buộc lại bằng một thắt lưng có màu rêu hay nước biển , thả đong đưa theo nhịp bước nhẹ nhàng . Áo tứ thân phải mặc với yếm màu trắng hay hường , yếm có hình dạng như hình thang đứng ( tứ giác ) được cột vào nhau , phần dưới cùng của chiếc yếm được nhét vào trong cái váy đen dài ). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp và nét duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam và nó hết sức là quảng bá từ đầu thế kỷ thứ 10 cho đến đầu thế kỷ 19 ,và ngày nay nó cũng thỉnh thoãng xuất hiện đó đây trong những dịp lễ lộc mang tính chất văn hoá ( như Bắc Ninh Quan Họ ) hay những vùng ngoại ô ruộng đồng ngoài thủ đô Hà Nội v.v…
Áo Ngũ Thân
Dưới triều vua Gia Long ( 1802 -1819 ) ,áo tứ thân có sự biến dạng ít nhiều , nó chỉ thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bương chải, gánh gồng tháo vát để lo cho chồng, cho con. So với những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được canh tân thế nào đó để giảm bớt nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Và áo ngũ thân ra đời, với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy ( áo tứ thân không có khuy nút ) biểu tượng cho quan điểm về ngũ thường trong triết thuyết của Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương.
Áo ngũ thân thường mặc với quần lỉnh đen mượt mà , là chiếc áo dài được mặc trong những ngày lễ hội hay cưới hỏi và thường đi chung với chiếc nón thúng quai thao sang trọng , hình như …một chiếc mâm to bản , vòng cạnh quanh nón cao 3,4 cm , quai được tết bằng tơ , ở hai chổ buộc vào vành nón có rủ xuống hai chiếc thao ,để che nắng . Loại nón này chỉ thịnh hành từ Nghệ An trở ra Bắc .
Song song với áo tứ thân và ngũ thân ra , người phụ nữ miền Bắc lại còn dùng khăn để che đầu mà chúng ta thường thấy ở những lễ hội Quan họ ở những làng Bắc Ninh hay bất cứ buổi lễ văn hoá thuần thúy nào . Đó là khăn đống và khăn mỏ quạ .
Khăn đống chỉ là một miếng vải đen cuộn thành ống và quấn trọn mái tóc của người phụ nữ như hình một cái ống vải đen cột quanh đầu , nếu người phụ nữ có mái tóc dài thì phần tóc dài đó sẽ thành một cái đuôi gà nho nhỏ , lơ lửng ngoài vành khăn mà ta gọi là tóc đuôi gà …
Riêng về khăn mỏ quạ cũng giống như khăn đống , chỉ là một mảnh vải dài đen hay nâu ,dài khoảng 1 mét , rộng 4 tấc , xếp thành chiếc mỏ nhọn ở trước trán , che kín hai tai và hai đầu khăn buộc tréo vào nhau ở dưới cằm .
Ngoài ra , nhìn vào trang phục của các sắc dân anh em của chúng ta ,y phục phụ nữ của 56 sắc dân anh em, cũng đều có sự giống nhau về trang phục so với người miền xuôi trong chiếc áo tứ thân, có khác biệt phần nào là hoa văn thổ cẩm , nổi tiếng với nhiều sắc màu phối hợp , riêng chỉ có phụ nữ Thái , Mèo …là ăn mặc có nhiều nét khác biệt do ảnh hưởng sâu đậm từ cội nguồn xuất xứ .