Huy Chương : Điểm Danh Vọng : 1200 Số bài viết : 153 Tiền MTS : 853 Được thanks : 20 Tuổi : 29 Đang sống tại : Mỹ
Tiêu đề: Trận Trân Châu Cảng Sat Jan 30, 2010 12:42 am
Trận tấn công Trân Châu Cảng (hay Chiến dịch Hawaii theo cách gọi của Bộ Tổng tư lệnh Đế quốc Nhật Bản)[6] là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai. Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay[7] xuất phát từ sáu tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm bốn thiết giáp hạm Hoa Kỳ (hai chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho bốn chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và các kho chứa nhiên liệu và ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy (cũng là nơi đặt bộ phận tình báo) đã không bị đánh trúng. Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và bốn tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thương vong.
Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Thế chiến thứ hai. Nó đã diễn ra trước khi có bất cứ một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra, cả trước khi phần cuối cùng trong một thông điệp gồm 14 phần được chuyển hoàn tất đến Bộ Ngoại giao ở Washington, D.C.. Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và đặc biệt là bản chất “bất ngờ” của nó, là hai nhân tố khiến cho công chúng Mỹ thay đổi quan điểm từ những người theo chủ nghĩa biệt lập (Isolationism) như vào những năm giữa thập niên 1930 sang ủng hộ việc Mỹ tham chiến. Tiếp theo Hoa Kỳ, Anh và các thuộc địa của Anh, chính phủ Hà Lan và một loạt các quốc gia Mỹ Latinh cũng tuyên chiến với Nhật. Về phía phe Trục, ngày 11 tháng 12, Đức Quốc xã và Ý cũng tuyên chiến với Mỹ lấy cớ là Mỹ đã phá vỡ “sự trung lập”.[8] Theo đó, Romania, Hungary, Bulgaria và Slovakia cũng tuyên chiến với Mỹ. Việc Đức nhanh chóng tuyên chiến với Mỹ mà không bị thúc ép bởi bất kỳ cam kết nào với Nhật Bản đã lập tức khiến Mỹ can dự vào Mặt trận Châu Âu và Nhật Bản không đưa ra một lời tuyên chiến chính thức nào trước khi tấn công khiến Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố rằng: “Ngày 7 tháng 12 năm 1941 sẽ mãi là một ngày ô nhục”.
Phim và sách về sự kiện [sửa] Hư cấu The Final Countdown là một bộ phim lấy bối cảnh chung quanh Trân Châu Cảng, trong đó chiếc tàu sân bay nguyên tử USS Nimitz vào năm 1980 được cho đi ngược thời gian về ngày 6 tháng 12 năm 1941, một ngày trước khi xảy ra trận tấn công vào cảng. From Here to Eternity của tác giả James Jones. Trận tấn công Trân Châu Cảng đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc sống của Robert E. Lee Prewitt. [sửa] Hư cấu dựa trên lịch sử Tora! Tora! Tora! năm 1970 là một bộ phim về cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng. Nhiều người đã đánh giá nó là bộ phim trung thực nhất kể lại cuộc tấn công này vì nó liên hệ đến nhiều khía cạnh của trận đánh có chú ý đến các sự kiện có thật trong lịch sử. Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) là tựa của một bộ phim sản xuất năm 2001 về cuộc tấn công năm 1941. Cuốn phim là một câu chuyện tình hơn là một biên niên sử chính xác của sự kiện này, cho dù một số sự kiện được trình bày đã thực sự xảy ra. Một số cảnh trong phim trên tàu được quay trên chiếc USS Lexington ở Corpus Christi, Texas. Phim được đạo diễn bởi Michael Bay và gồm các diễn viên Ben Affleck, Josh Hartnett, Cuba Gooding Jr. và Kate Beckinsale. December 7th, đạo diễn bởi John Ford cho Hải quân Mỹ vào năm 1943, là một cuốn phim tái tạo lại các đợt tấn công của lực lượng Nhật Bản. Các tài liệu khác cũng như các tài liệu nghe nhìn thường nhầm lẫn chiếu lại các hình ảnh trong phim này cho là các cảnh quay thực của cuộc tấn công Trân Châu Cảng.[119] [sửa] Sách lịch sử At Dawn We Slept: The Untold Story of Pearl Harbor của tác giả Gordon W. Prange là một công trình cực kỳ toàn diện về những sự kiện dẫn đến cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Đây là một bản báo cáo công bằng xem xét đến cả khía cạnh của Nhật Bản lẫn Hoa Kỳ. Prange đã bỏ ra 37 năm cho quyển sách này bằng cách nghiên cứu các tài liệu về Trân Châu Cảng và phỏng vấn những người tham gia còn sống sót để thử lần ra sự thật thấu đáo về những gì đã xảy ra khiến Nhật Bản tấn công Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng, tại sao tình báo Hoa Kỳ đã thất bại trong việc dự đoán trận tấn công, và tại sao một thỏa thuận hòa bình đã không thể đạt được. The Village đã nói về At Dawn We Slept như sau: "là công trình toàn diện và đầy đủ nhất mà chúng ta muốn có về chính xác những gì đã xảy ra và bằng cách nào và tại sao." The Attack on Pearl Harbor: An Illustrated History của tác giả Larry Kimmett và Margaret Regis là một công trình tái dựng một cách cẩn thận "Day of Infamy" (Ngày ô nhục) sử dụng bản đồ, hình ảnh, minh họa và một CD hoạt hình. Nó mô tả lại các giai đoạn vạch kế hoạch ban đầu của Nhật, quá trình tấn công cho đến việc trục vớt Hạm đội Thái Bình Dương. Quyển sách cung cấp một cái nhìn toàn cục khá chi tiết về cuộc tấn công. Pearl Harbor Countdown: Admiral James O. Richardson của tác giả Skipper Steely là một công trình sâu sắc và chi tiết về những sự kiện đưa đến thảm họa Trân Châu Cảng. Thông qua sự bàn luận xúc tích về cuộc đời và các mốc thời gian của Đô đốc James O. Richardson, Steely khảo sát bốn thập niên về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, truyền thống thực hành trong quân đội, tình báo Hoa Kỳ và khía cạnh quản trị của quân đội, bộc lộ nhiều câu chuyện chưa được kể về những sự kiện dẫn đến cuộc tấn công của Nhật. [sửa] Phóng tác lịch sử Days of Infamy là một tiểu thuyết của Harry Turtledove trong đó việc Nhật Bản tấn công Hawaii không chỉ giới hạn trong việc không kích Trân Châu Cảng, mà là một cuộc tấn công toàn diện và chiếm đóng sau khi quân Mỹ bị đánh bật ra khỏi quần đảo (điều mà một trong những người vạch kế hoạch chủ chốt của cuộc tấn công, Đại tá Minoru Genda mong muốn nhưng bị cấp trên từ chối). Nhiều quan điểm đặc trưng (thương hiệu của Turtledove) được rút ra từ những người thường dân Hawaii (cả người da trắng và người Nhật) cũng như binh lính và thủy thủ của cả hai phía Mỹ và Nhật. Đến nay Turtledove đang viết tiếp chương kế tiếp The End of the Beginning. Trong game trên máy tính Command & Conquer: Red Alert 2, Trân Châu Cảng là địa điểm hứng chịu một đòn tấn công của Liên Xô trong Thế Chiến III. Trong màn đầu tiên của loạt game Red Alert, Adolf Hitler được loại bỏ khỏi lịch sử bởi hệ thống ‘Chronosphere’ của Einstein, ngăn ngừa được sự diệt chủng hàng loạt (và suy đoán là không có vụ tấn công năm 1941 nhắm vào Trân Châu Cảng). Một vị tướng trong game đã bông đùa rằng “như là ai đó có thể tung một cuộc tấn công thành công vào nơi đây”. Điều thú vị là, Bảo tàng Tưởng niệm Arizona vẫn hiện diện trong game, cho dù chiếc tàu đó không hề bị phá hủy do lịch sử trong game đã được thay đổi. Tiền đề của việc không kích và chiếm đóng Hawaii trong Days of Infamy trước đó đã được sử dụng trong phần thứ nhất của loạt phim hoạt hình OVA Konpeki no Kantai. Trong phần này, quân Nhật thực hiện cuộc tấn công vào những giờ đầu tiên của buổi sáng, và có các hoạt động tàu sân bay ban đêm hoàn hảo. Cuộc không kích được mở đầu bằng một pháo sáng được những máy bay chỉ điểm thả xuống. Toàn bộ căn cứ (kể cả các xưởng sửa chữa) và một số tàu tiếp liệu trong cảng bị tiêu diệt vào buổi sáng sớm. Đối phó với lực lượng chủ yếu của Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội Liên hợp Nhật Bản đã tái bố trí lại và tiêu diệt khi chúng quay trở lại Trân Châu Cảng. Phần này, vốn được chia thành ba hiệp trong loạt game mang cùng tên, kết thúc với việc quân Nhật đổ bộ lên tất cả các hòn đảo ở Hawaii